November 10, 2023
4 điều lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh: thư giãn, tập trung, hít thở và kiên nhẫn.


Ngồi thiền chữa bệnh là phương pháp luyện tập đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi thiền mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả tối đa. California Fitness sẽ bật mí cho bạn 4 điều cần lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh. Cùng tham khảo nhé.
Khám phá định nghĩa về cách ngồi thiền chữa bệnh
Bạn chỉ cần ngồi một chỗ và hít thở là đã có thể lấy lại được sự bình tĩnh, thanh thản trong tâm trí. Từ đó, cơ thể sẽ ngăn ngừa sớm một số bệnh tật như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, viêm khớp, viêm đại tràng…
Thoạt nghe, có thể sẽ cảm thấy rất hoang đường và khó tin. Nhưng trên thực tế, ngồi thiền chữa bệnh còn đem đến nhiều lợi ích lớn khác cho sức khỏe nếu bạn biết ngồi thiền đúng cách.
Nếu bạn là người mới bắt đầu, bạn hãy thử ngồi thiền kiểu Miến Điện (hai chân co lại, xếp chéo nhau) hoặc ngồi bán kiết già (đặt chân trái lên đùi phải hoặc ngược lại). Bạn có thể thực hiện ngồi trên ghế, trên đệm, sàn nhà hoặc bất kỳ nơi nào bản thân cảm thấy thoải mái và thư giãn nhất để có thể tập trung ngồi thiền chữa bệnh.
Ngồi thiền chữa bệnh đem đến nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe nếu bạn biết ngồi thiền đúng cách (Nguồn: Internet)
4 điều cần lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh
- Bạn nên ngồi thiền vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy. Hoặc có thể ngồi thiền chữa bệnh vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì đây là khoảng thời gian cơ thể đang được thả lỏng, thư giãn nhất, thích hợp để ngồi thiền.
- Bạn tuyệt đối không nên ngồi thiền ngay sau khi tập thể dục hoặc sau khi ăn. Vì sau thời gian này, cơ thể cần được nghỉ ngơi để tiêu hóa thức ăn hoặc lấy lại sức khỏe. Chính vì vậy, khi ngồi thiền lúc này bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung nên tâm trí rất khó lấy lại được sự thư giãn, bình tĩnh.
- Bạn nên mặc những trang phục ngồi thiền thoải mái, thoáng mát. Tránh mặc quần áo quá chật. Vì thời gian ngồi thiền lâu, không được dịch chuyển, cựa quậy nên những bộ đồ ôm sát người sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, rất khó ngồi thiền lâu.
- Sau khi ngồi thiền, bạn không nên đứng dậy ngay mà nên thả lỏng cơ thể. Để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông, tránh bị chóng mặt, tê tay chân sau khi thiền.
Bạn cần tránh những lưu ý cần thiết để ngồi thiền chữa bệnh đạt hiệu quả cao (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Tư thế ngồi thiền đúng cách và những nguyên tắc không thể bỏ qua